download Mẫu điếu văn cụ ông trong tang lễ cụ ông

Mẫu điếu văn cụ ông trong tang lễ cụ ông

 

Download Mẫu điếu văn cụ ông trong tang lễ cụ ông - Mẫu mới, đầy đủ nhất

Nguyễn Thuý Thanh  cập nhật: 11/03/2023

Trong tang lễ, đọc điếu văn là nghi thức vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Qua đó, người ở lại có thể gửi gắm tâm tư, tình cảm, thể hiện sự thương tiếc, biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của người đã mất. Trong trường hợp trang lễ cụ ông, bạn có thể tham khảo và dùng mẫu điếu văn cụ ông dưới đây.

Giây phút ly biệt tiễn người đã khuất lúc nào cũng đau thương. Tuy nhiên từ trước đến nay, việc tiến hành các nghi lễ, đọc điếu văn phải luôn được hoàn thành. Một số mẫu điếu văn cụ ông dưới đây độc giả có thể tham khảo, chuẩn bị cho việc dẫn chương trình trong tang lễ cụ ông nào đó.

mau dieu van cu ong trong tang le cu ong

Bài điếu văn cụ ông hay nhất
 


1. Thủ tục đọc điếu văn

Theo nghi lễ trong tang lễ, điếu văn được đọc khi làm Lễ truy điệu. Theo đó, đây là thủ tục mà Ban Lễ tang (thường do các tổ chức, đoàn thể) làm sau lễ Khiển điện của gia đình. Theo đó, những người tham dự lễ tang sẽ tập trung trước bàn thờ vong. Đại diện Ban Lễ tang lên tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và mời Trưởng ban Lễ tang lên làm chủ lễ. Chủ lễ ăn mặc trang phục tề chỉnh tiến vào bàn thờ vong, thắp ba nén hương rồi vái hai vái. Tang chủ của gia đình đáp lễ cúng vái lại hai vái. Chủ lễ đọc hành lễ, điếu văn rồi tuyên bố một phút mặc niệm tiễn biệt người đã khuất.

Trong Tang lễ cũng không thể thiếu được cáo phó tang lễ nhằm thông báo tin buồn đến với người thân, làng xóm xung quanh. Để có mẫu cáo phó chuẩn, các bạn có thể xem tải tại bài viết Mẫu cáo phó tang lễ nhé. 

 

2. Một số mẫu điếu văn cụ ông

 

2.1. Mẫu 1: Mẫu điếu văn tang lễ cụ ông

Kính thưa hương hồn ông ...

Kính thưa: Gia đình tang quyến

Kính thưa các cụ ông, các cụ bà, các ông các bà. Thưa toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ.

Sáng ngày ... tháng .... năm ..... một buổi sáng ảm đạm mưa lất phất bay chúng tôi nhận được hung tin ông .... đã trút hơi thở cuối cùng, bà con cô bác xóm làng bồi hồi bao nỗi xúc động xót xa thương tiếc, hôm nay Hội người cao tuổi..... cùng các cụ ông, các cụ bà, các ông, các bà , bạn bè thân bằng cố hữu gần xa, cùng toàn thể nhân dân làng Vân Cốc hội tụ nơi này để tiễn đưa người hàng xóm, người cha thân thương của các con, người ông yêu quý của các cháu, người Con của gia tộc họ ..... về nơi an nghỉ cuối cùng.

Thế là: Than ôi !

Đất phủ màu tang

Trời nghiêng bóng xế.

Thân trần tục sắc không, không sắc, xót bấy bạch câu

Mảnh hình hài sinh tử, tử sinh buồn thay phù thế

Giận hóa công gây bấy tang thương

Trách con tạo bày chi định lệ

Tình Phụ tử nghìn thu vĩnh biệt, Cháu Con đây thương xót bấy nhà Thông

Cảnh âm dương đôi ngã chia lìa, Dâu Rể đó ngậm ngùi thương xót bố

Nhớ đồng tộc thân thương xưa:

Phúc hậu làm nền

Gia phong giữ lễ

Sống đời kiệm cần, quen tính siêng năng

Vốn nếp thuần lương, chọn đời nông nghiệp

Rời quê hương tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ khắp miền quê đất nước Việt Nam

Từ người lính trở về mang thương tật chiến tranh làm người nông dân thuần thuý được mọi người kính nể yêu thương, dân làng quí trọng

Dù ở cương vị nào Ông vẫn giữ:

Lời nói ôn tồn, tác phong nhã nhặn, sự giao du trên dưới chu toàn

Việc làm cần mẫn, thái độ ôn hòa, cách xử thế, ngoài trong độ lượng

Tạo đoàn kết xóm giềng, thương yêu giúp đỡ người nghèo khó ốm đau, hoạn nạn lúc sa cơ

Ngoài xã hội ông đã chu toàn bổn phận một công dân mẫu mực

Trong gia đình Ông đã làm tròn trách nhiệm một người Chồng, người Cha, người ông gương mẫu

Giúp con cháu tu rèn đạo đức dựng xây quê hương với cả tấm lòng chân thực yêu thương cống hiến trọn đời cho con cái.

Mừng con cháu chăm lo đèn sách, nghiệp bút nghiên chẳng thẹn với tiền nhân

Vui Dâu, Rể có được cơ ngơi, đời nông nghiệp hòa đồng cùng làng xóm

Cảnh gia đình, nhà êm cửa ấm, vun vén từ phước Mẹ thuở sinh tiền

Đường tử tôn, áo ấm cơm no, xuất phát bởi lộc Cha còn tiếp kế

Năm bảy tuổi, ông về miền Tiên Trúc, cuộc trăm năm đành đoạn chia ly

Suốt một đời ông nuôi con, dưỡng cháu mãi vững bền 2 trai 1 gái và 3 người Dâu Rể

Dù cuộc sống đa đoan, vất vả, ông không quên bạn bè một thời đời lính, họ hàng hết thảy đều khen

Ông đã sống đời Kiệm, Cần, Liêm, Chính, Tộc Họ, xóm làng ai cũng nể

Những tưởng một trăm năm dư hưởng thọ, sớm chiều thong thả bước vân du

Nào ngờ lâm bệnh hiểm nghèo 57 tuổi dứt trần, phút chốc phôi pha đường mệnh hệ

Suốt ngày thọ bệnh, Tây Y đã lắm thứ nhưng bệnh Ông không hề thuyên giảm

Trong lúc lâm sàng, Đông Dược cũng nhiều môn mà sức người chẳng khỏe

Ôi !

Chia cách âm dương

Đổi thay dâu bể

Năm ..., tháng.... vĩnh biệt cõi trần

Ngày .... hồi ..... giờ ..... phút giã từ dương thế.

Can thường nghĩa trọng, Ông đã ra đi, con cháu chưa thỏa lòng dưỡng đáp

Phụ tử tình thâm, cây muốn lặng mà gió đâu ngừng.

Ôi ! Công dưỡng dục tày non, ơn sinh thành tựa bể

Cháu con sầu thảm, hoa nọ héo tàn

Cảnh vật tiêu điều, cây kia quạnh quẽ

Lời vàng đồng vọng, nhớ di ngôn, thổn thức tâm can

Sầu tủi ngổn ngang, xóm làng lưu luyến tiếc thương.

Nay linh cữu còn trong gia thất, trống khơi buồn, chiêng gợi nhớ, mong hương hồn siêu thoát cảnh tiêu diêu

Rồi xe tang đưa về chốn cửu tuyền, trầm tỏa ngát, hương bay xa, xót phần mộ yên nằm nơi lặng lẽ

"Thôi còn chi nữa mà mong,

Đời người thôi thế là xong một đời!".

Bản thân ông sống sáng ngời,

Làm gương Con Cháu đời đời noi theo.

Trước bàn thờ khói hương bay tỏa, để tưởng nhớ tới ông và vĩnh biệt ông mãi mãi. Chúng tôi xin đề nghị các cụ, các ông các bà và toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ để 1 phút mặc niệm.

 

2.2. Mẫu 2: Bài điếu văn cụ ông hay nhất

Nhung bai dieu van hay nhat

Bai dieu van cu ba 90 tuoi hay nhat

 

2.3. Mẫu 3: Mẫu điếu văn người cao tuổi

Hôm nay, trong không khí ướt đẫm nỗi buồn, chúng ta có mặt tại đây để tiễn đưa một người con ưu tú của................. đã ra đi vĩnh viễn, để lại cho gia quyến một nỗi trống vắng không gì bù đắp được và....................... chúng ta chịu một nỗi đau, một tổn thất lớn.

Ông tên thật là..........., Pháp danh:..............., sinh năm ................ (.............) tại tỉnh.....................

Từ rất sớm, Ông đã tham gia, gánh vác công việc chung của cộng đồng người.......................... Trong lĩnh vực văn hóa, Ông là một trong những người đi tiên phong trong việc gìn giữ nét văn hóa truyền thống của người.......................... chúng ta, ông đã từng tham gia giảng dạy tiếng................ trong cộng đồng, cho đến nay, các vị lớn tuổi trong các.......................... Người.........................., vẫn cũng kính xem ông như một người thầy, hai tiếng "Sư phụ" thân thương cũng xuất phát từ đó.

Sau năm 1975, mặt dù tình hình rất khó khăn, Ông vẫn kiên trì ngược xuôi vận động để xin được giấy phép, đứng ra thành lập cơ sở.........................., sau một thời gian dài hoạt động, cơ sở đã đào tạo nhiều học viên tốt nghiệp bảng....................... do Sở Giáo dục đào tạo............... cấp, nhưng sau đó, cơ sở gặp nhiều khó khăn về tài chính, cũng như về nhân sự, học viên, nên không thể duy trì được.

Ông là người có bản tính cương trực, thẳng thắn, có pha chút nóng nảy, những việc gì không vừa ý là nói ngay, nên đôi khi dẫn đến việc giận hờn, trách móc lẫn nhau, nhưng trên tất cả, mọi sự cũng vì việc chung,nên không làm mất đoàn kết trong nội bộ của..........................

Ở Ông, chúng ta nhận thấy một sức làm việc bền bỉ, dẻo dai, một lòng nhiệt tình không hề vụ lợi, riêng tư, khiến cho mọi người gần Ông cũng bị cuốn hút theo. Phương châm của Ông là hãy làm để người khác noi theo, lấy sự chân chất của mình để thu phục lòng người. Ông là người lãnh đạo có tài có bản lĩnh .

Qua một thời gian dài điều trị, với sự tận tụy chăm sóc của gia đình, nhưng vì tuổi cao sức yếu, căn bệnh lại quá hiểm nghèo, Ông đã ra đi vào lúc....... giờ...... phút ngày....... tháng...... năm 20....... (tức mùng....... tháng....... năm...............) thọ.......... tuổi.

Chúng ta vẫn biết vòng luân hồi của kiếp trần gian, quy luật của cuộc sống: âm, dương thế chỗ, trăng tròn lại khuyết; sinh tử phù du, nhưng sao sự ra đi của Ông không khỏi khiến chúng ta ngậm ngùi thương tiếc.

Sau khi............... mất, trong gần................ năm trong cảnh gà trống nuôi con, Ông là một người cha mẫu mực cho gia đình, ông sống trong vòng tay thương yêu, chăm sóc của các con, lấy gia đình làm gốc, tham gia công tác xã hội và nhất là một lòng tận tụy cho................. làm thú vui. Nay Ông mất đi, gia đình mất đi một người Ông đáng kính, một người cha thương yêu, một người anh mẫu mực, một người con hiếu thảo, xã hội mất đi một người công dân gương mẫu. Riêng................. mất đi một vị lãnh đạo có tài, có đức,................. chúng ta mất đi một người thầy đầy tâm huyết, một người anh khả kính, một người bạn vui vẻ, khả ái.

Kể từ đây trong các ngày lễ vía, chúng ta không còn được thấy Ông đi đi lại lại, nhắc nhở từng nghi thức cúng kính, lo từng miếng ăn cho các cháu thiếu nhi, lo tiếp đón quan khách gần xa, sao cho chu tất nhất hậu mang lại tiếng thơm cho...... Kể từ đây chúng ta mất đi một người thầy đáng kính, luôn luôn vui vẻ, tận tình chỉ dạy từng câu văn con chữ cho những ai muốn học hỏi về.........., những nét đẹp văn hóa dân............. chúng ta.

Ông ra đi, xa rời vòng tay thương yêu của gia đình, Ông ra đi, để lại cho............ những ước nguyện chưa được hoàn thành, những dự định còn đang dang dở.

Chúng tôi nguyện sẽ noi gương Ông hoàn thành nhiệm vụ mà bà con đã có lòng gửi gắm.

Hôm nay, với sự hiện diện đông đủ......... và gia đình; thay mặt cho toàn thể....., Ban Trị sự................ xin được ghi nhận những công lao của Ông đã đóng góp cho..................., trước linh cửu của Ông, chúng tôi kính chúc cho vong hồn Ông sớm được phiêu diêu, siêu thoát.

Xin được kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Ông. Xin Vĩnh Biệt.

 

3. Một số lưu ý khi đọc điếu văn cụ ông

Người đọc điếu văn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Đọc to, chậm rãi để mọi người có thể lắng nghe, theo dõi.

- Sử dụng mắt để giao tiếp với mọi người. Như nhìn vào người nhà để thể hiện sự cảm thông, chia buồn cũng như sự tôn kính với người đã mất.

- Khi đọc có thể tạm dừng để suy ngẫm, thể hiện thông điệp tích cực trong tang lễ.

- Khi đọc cần đứng nghiêm túc, đứng yên một chỗ thể hiện sự lịch sự, trang nghiêm.

- Những đoạn về thành tích, công lao của người đã mất thì đọc với giọng tự hào, dõng dạc và vẫn đảm bảo trang nghiêm.

Trên đây là một số mẫu điếu văn cụ ông mà gia đình có người mất có thể tham khảo. Tùy thuộc vào tiểu sử, công việc của người mất mà nội dung trong điếu văn thay đổi. Tuy nhiên về cơ bản, các điếu văn đều đảm bảo thể hiện sự trân trọng công lao người mất cũng như thể hiện sự buồn đau. Còn đối với tang lễ của Cựu chiến binh thì bạn cần chuẩn bị mẫu khác. Hãy tham khảo tại bài viết Mẫu điếu văn tang lễ cựu chiến binh này. 

Sau khi lo xong việc, các bạn đừng quên gửi lời cảm ơn, lời cảm tạ sau tang lễ đến làng xóm cũng như người thân, mọi người đã gửi lời thăm hỏi để thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm sâu sắc của họ đến mình trong lúc mình buồn nhất. 


Liên kết tải về - [0]
Các phiên bản khác



Bài viết liên quan

 Thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm Mẫu điếu văn cụ ông trong tang lễ cụ ông được biên soạn nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, việc daoloat mẫu điếu văn cụ ông trong tang lễ cụ ông là hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chi tiết nội dung tại mục "Điều khoản".

Các phiên bảnHướng dẫn

   Tải về

Mẫu điếu văn cụ ông trong tang lễ cụ ông

Phần mềm Liên quan & Tương tự
Bấm vào file dưới
Để cài phần mềm