Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta bắt buộc phải sử dụng hợp đồng thế chấp để giải quyết công việc. Đây là văn bản pháp lý, được thiết lập ra nhằm đảm bảo quyền lợi và ràng buộc trách nhiệm của các bên trong thời gian ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, nhằm tăng tính khách quan, công bằng hai bên có thể sử dụng bên thứ 3 với vai trò người làm chứng hoặc tiến hành làm thủ tục công chứng văn bản để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng.
Vai trò của hợp đồng thế chấp
Trong các cuộc giao dịch, chúng ta bắt buộc phải sử dụng hợp đồng thế chấp để ràng buộc trách nhiệm cũng như đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên, nội dung hợp đồng thế chấp với các thông tin chính xác của các bên liên quan. Sau khi xem xét và ký kết, hợp đồng bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm đó. Đây được xem là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cũng như ràng buộc trách nhiệm của các bên trong trường hợp cố tình đi ngược lại với các điều khoản đã thỏa thuận, đồng thời được pháp luật bảo vệ. Khi bạn soạn hợp đồng vay vốn ngân hàng có thể phải đi kèm với hợp đồng thế chấp này nếu đó là hợp đồng vay vốn có giá trị lớn.
Vì những lý do trên, với các giao dịch dù ở phạm vi nhỏ hay lớn chúng ta nên sử dụng hợp đồng thế chấp để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Tính pháp lý của hợp đồng thế chấp
Hợp đồng thế chấp là việc các bên tự thỏa thuận với nhau thông qua các điều khoản nhằm đem lại lợi ích của cả 2 bên. Tính pháp lý của hợp đồng được đảm bảo khi đáp ứng được các tiêu chí sau:
-
Các điều khoản phải đảm bảo không trái pháp luật trên tinh thần tự nguyện của các bên tham gia.
-
Nội dung trong hợp đồng không vi phạm các điều cấm.
-
Những người góp mặt trong cuộc giao dịch phải đảm bảo năng lực hành vi dân sự.
Đối với những người cố tình vi phạm như cưỡng ép, thế chấp dưới hình thức cho vay nặng lãi… nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời pháp luật sẽ không chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, tài sản mà người đó đã cho vay nếu xảy ra mất mát.
Hiệu lực của hợp đồng thế chấp
Theo quy định của pháp luật, những hợp đồng thế chấp khi đảm bảo nội dung mang tính chất dấn sự, trên cơ sở tự nguyện sẽ được đảm bảo tính an toàn trước pháp lý. Có nghĩa là, việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có chữ ký xác nhận và đóng dấu của các bên liên quan. Trong một số trường hợp, văn bản thế chấp cần đi công chứng để đảm bảo tính khách quan, công bằng.
Kể từ thời điểm 2 bên ký kết thỏa thuận, các nội dung trong hợp đồng thế chấp sẽ bắt đầu có hiệu lực. Khi làm hợp đồng, bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ cần thiết như: Giấy tờ chứng thực của tài sản mà bạn đưa ra thế chấp (sổ đỏ, sổ hộ khẩu, giấy tờ xe…) Trong các trường hợp rủi ro, hoặc hết thời hạn thế chấp nhưng bên thế chấp vẫn không đủ khả năng giải quyết thì bên nhận thế chấp có toàn quyền sử dụng tài sản và thực hiện những điều khoản như đã thỏa thuận trước đó.
Trên đây là những nội dung chính về hợp đồng thế chấp, bạn đọc tải về mẫu hợp đồng thế chấp thể tham khảo để sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm các văn bản pháp luật liên quan đến luật thế chấp để bổ sung thêm các thông tin quan trọng nhằm giải quyết công việc cũng như đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình.
Với nhiều ngân hàng hiện nay, mức lãi suất đều dao động sàn sàn nhau khiến cho người tiêu dùng khó khăn trong việc chọn mặt gửi tiền, theo tâm lý thì lãi suất ngân hàng nào cao thì sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn sau đó mới tới nhiều điểm lưu ý khác. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm hiểu các mức lãi suất ngân hàng có thể tới trực tiếp các ngân hàng để tìm hiểu được kỹ hơn.