Trong quá trình hợp tác kinh doanh giữa hai công ty hoặc hai cá nhân khác nhau, cùng nhau hợp tác làm cùng một dự án kinh doanh, tuy nhiên những dự án kinh doanh đó hay còn gọi là bí mật kinh doanh rất dễ bị lộ bởi cả hai bên không có trách nhiệm chung về việc giữ gìn và bảo vệ bí mật kinh doanh chung, bởi vậy thỏa thuận bảo mật thông tin được lập ra nhằm ràng buộc hai bên, bảo đảm và bảo mật bí mật kinh doanh.
Thỏa thuận bảo mật thông tin là mẫu biên bản thỏa thuận được soạn thảo căn cứ theo qui định tại Bộ luật dân sự, Luật Thương Mại và Luật Sở hữu trí tuệ và sự thỏa thuận giưa hai bên, người làm thỏa thuận cần nêu rõ thông tin của cả hai bên gồm bên A và bên B và nêu rõ ý tưởng kinh doanh do bên A hoặc bên B sáng lập ra.
Thỏa thuận bảo mật thông tin nêu rõ những nghĩa vụ của hai bên đối với bí mật kinh doanh trên, cả hai bên cùng phải chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cho thông tin kinh doanh đó, tránh để bị lọt thông tin ra ngoài cho đối thủ khác biết, mặt khác bên nào vi phạm sẽ phải bồi thường những tổn thất về kinh tế cho bên còn lại.
Cam kết bảo mật thông tin cũng có nhiều nội dung tương tự với bản thỏa thuận, trong đó người lao động phải cam kết bảo vệ những thông tin quan trọng mang tính bảo mật của doanh nghiệp khi người lao động kết thúc quá trình làm việc, nếu vi phạm những điều khoản trong cam kết bảo mật thông tin họ sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.
Bên cạnh đó bên A và bên B không sử dụng bí mật kinh doanh chung để phục vụ cho mục đích kinh doanh cá nhân của riêng mình, bên cạnh đó mỗi công ty hoặc cá nhân sẽ có những thỏa thuận khác cho phù hợp với vấn đề và quy mô của công ty.
Những đặc điểm chính của thỏa thuận bảo mật thông tin:
- Biên bản thỏa thuận bảo mật bí mật kinh doanh
- Một số nghĩa vụ trong thỏa thuận bảo mật thông tin