Mỗi làng xóm, xã, huyện, tỉnh thành đều có Đình, Đền, Miếu, Phủ để thờ tự các vị Thần linh, Thánh Mẫu và Thành Hoàng giúp người dân có nơi sinh hoạt tâm linh, hy vọng có thể cầu viện các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu có thể phù hộ cho bản thân, gia đình có cuộc sống bình an, thành đạt, tránh được những khó khăn. Vì thế mà từ xưa cho tới nay, mọi người dân ở Việt Nam thường đi trẩy hội tại Đình, Đền, Miếu, Phủ vào những ngày lễ Tết, mùng 1, ngày rằm ... nhằm tỏ lòng thành tôn kính đến người đã có công với đất nước, vị thần linh. Để có văn cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ, chúng ta cùng tham khảo dưới đây.
Tải Văn khấn tại đền, đình, chùa, miếu phủ
1. Chuẩn bị lễ khi đi trẩy hội ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
Trước khi làm lễ cúng thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ lễ cúng ở Đình, Đền .... Tùy vào quan niệm , điều kiện mà mỗi người có thể chuẩn bị lễ vật to, nhỏ khác nhau. Đối với đi lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ thì bạn có thể dâng lễ chay, lễ mặn, đồ sống ... đều được.
* Lễ mặn
Lễ mặn cúng ở Đình, Đền ... gồm có:
- Gà
- Lợn
- Chả
- Giò
- ...
Lưu ý: Tất cả đã được nấu chín cẩn thận và bày biện đẹp mắt. Nếu như bạn làm lễ mặn thì bạn nên đặt ở bàn thờ Ngũ vị quan lớn.
* Lễ chay
Lễ chay cúng ở Đình, Đền ... dùng để lễ ban Phật và Bồ Tát gồm có:
- Hương hoa
- Phẩm oản
- Quả tươi
- Trà
- ...
Nếu bạn dâng ban Thánh Mẫu thì bạn nên dùng lễ chay. Ở trường hợp này thì bạn nêm sắm thêm tiền, vàng ... để dâng lên.
* Cỗ mặn sơn trang
Nếu bạn muốn chuẩn bị mâm cỗ mặn sơn trang thì bạn cần chuẩn bị:
- Lươn
- Cua, ốc
- Chanh quả
- Ớt
- ...
Khi chuẩn bị lễ cỗ mặn sơn trang thì bạn nên mua theo số lượng 15, như 15 con cua, con ốc, 15 quả chanh, 15 quả ớt ... Bởi số 15 tương ứng với 15 vị thần thờ ở ban sơn trang.
* Lễ đồ sống
Đối với lễ đồ sống tại Đình, Đền ..., bạn cần chuẩn bị các thứ sau:
- Trứng
- Muối hoặc là miếng thịt lớn
- Gạo
Thông thường lễ đồ sống sẽ được xếp là 5 quả trứng vịt sống đặt ở trong đĩa muối gạo, còn hai quả trứng gà sống sẽ được đặt trong hai cố nhỏ, miếng thịt chuẩn bị được khía ra thành 5 phần để sống rồi dâng cúng quan Bạch xà, Thanh Xà, Ngũ Hổ, đặt ở hạ ban Cộng Đồng Tứ Phủ. Đối với lễ đồ sống thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm tiền vàng.
* Lễ thần Thành Hoàng và Thư điền
Đối với lễ thần Thành Hoàng và Thư điền sẽ dùng lễ mặn gồm có tiền vàng, xôi, rượu, chân giò lợn luộc ...
* Lễ ban thờ cô, thờ cậu
Còn với lễ ban thờ cô, thờ cậu sẽ gồm có các đồ hàng mã sau:
- Áo
- Nón
- Hài
- Hia
- Hoa quả
- Oản
2. Văn cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
* Văn khấn Thành Hoàng ở Đình, Đền, Miếu
* Văn khấn ban Công Đồng
Văn cúng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
3. Trình tự dâng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
Thông thường, mọi người khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ sẽ lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước và tục này được gọi là lễ trình. Sau đó, mọi người bắt đầu sửa sang lại các lễ vật đặt ở trêm khay, mâm chuyên dùng trong lễ cúng tại nơi tâm linh.
Tiếp đến, mọi người đặt lễ vào các bạn. Chú ý là khi dâng lễ lên các ban cần phải dùng cả hai tay để thể hiện sự kính cẩn, lòng thành. Đặt lễ vật ở ban chính trở ra phía ban ngoài cùng.
- Thắp nhanh sau khi đã đặt xong các lễ vật lên ban.
- Làm lễ bứt đầu từ nơi bàn thờ chính rồi mới tiến dần ra ban ngoài cùng, thường là ban thờ cô, thờ cậu.
Quy trình khi thắp nhang/hương:
- Thắp nhang từ trong ra ngoài
- Ở ban thờ chính sẽ được đặt theo hàng dọc, thắp hương trước ở gian giữa.
- Tiếp đó là thắp nhanh ở ban thờ hai bên.
- Khi thắp hương nên dùng số lẻ, thường là thắp 3 nén.
Lưu ý:
- Khi hương đã được châm lửa, bạn dùng cả hai tay dâng hương lên, vái ba vái rồi dùng cả hai tay cắm hương vào các ban.
- Nếu như bạn chuẩn bị sớ tấu trình, bạn nên kẹp vào giữa bàn tay hoặc đặt trên cái đĩa nhỏ rồi dùng cả hai tay nâng đĩa sớ tới ngang mày, xong vái 3 vái.
- Thỉnh chuông ba hồi xong thì bạn mới ắt đầu khấn lễ.
- Sau khi dâng hương xong, bạn đọc hoặc có thể đặt văn khấn và sớ trình trên cái đĩa rồi đặt trên mâm lễ cúng.
- Đối với hóa vàng sau khi cúng thì bạn nên hóa văn khấn, sớ trước tiên
Trên đây, Taimienphi.vn đã chia sẻ những bài văn cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ, các bạn cùng tham khảo để tìm được bài văn khấn phù hợp khi đi trẩy hội tại nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng này.
Theo quan niệm, mỗi năm sẽ có một sao chiếu mệnh, đó có thể là sao xấu hoặc có thể là sao tốt. Vì thế mà khi bị sao xấu chiếu mệnh, các gia chủ thường làm lễ cúng giải hạn để hạn chế vận hạn trong một năm. Nếu bạn chưa biết cách cúng thì tham khảo thêm cách làm lễ cúng sao giải hạn để cúng đúng chuẩn nhất.